NGUYỄN
TƯỜNG THỤY
Tỉnh ủy Đắk Lắk nơi bà Sa (giả) đang công tác. Ảnh phapluatplus
Bắt đầu từ một mẩu tin facebook
Vụ
cô gái gội đầu xinh đẹp đội hồ sơ của người khác leo lên đến chức trưởng phòng ở
tỉnh ủy Đắk Lắk, tự nhiên ngày 4/10 báo chí đồng loạt đưa tin. Việc này có lẽ
xuất phát từ thông tin trên facebook Trương Châu Hữu Danh đăng vào tối hôm trước
(3/10) nên không thể bí mật được nữa. Sau đó nick này còn “dọa”: “Ngày mai tôi
(Danh) sẽ kể hành trình từ cô bé gội đầu trở thành nữ trưởng phòng tỉnh ủy”. Có
lẽ vì thế mà hôm sau người ta mới cho báo chí đăng theo kiểu “chạy trước lúc trời
mưa”.
Cô
gái làm tóc khi vào công tác ở tỉnh ủy Đắk Lắk lấy tên chị gái là Trần Thị
Ngọc Ái Sa, còn tên thật của cô là Trần Thị Ngọc Thảo. Vì vậy, bài viết
này xin trả lại tên cho cô là Trần Thị Ngọc Thảo.
Thảo
mới thoát nạn mù chữ (cấp 2) mà cuối cùng có bằng đại học ngành kế toán, rồi thạc
sĩ.
Thảo
“hoạt động” ở tỉnh ủy Đắk Lắk được 14 năm thì mới bại lộ. 14 năm từ nhân viên
quèn mà kịp leo lên được trưởng phòng của tỉnh ủy kể cũng “tài”. Sự việc bại lộ,
Thảo viết đơn xin thôi việc vỏn vẹn có mấy chữ và nội dung thì rất hồn nhiên,
do “suy nghĩ chưa chín chắn và nông nổi” nay “xin thôi việc”.
Ai đã đồng lõa, che đậy cho Thảo?
Chuyện
không đơn giản là Thảo thay tên, dùng bằng của người khác để lừa tỉnh ủy Đắk Lắk.
Vấn đề còn ở chỗ chắc chắn có nhiều người trong tổ chức biết chuyện này nhưng
đã đồng lõa, che đậy cho cô.
Trần
Thị Ngọc Thảo là đảng viên nên chắc chắn trước khi kết nạp, cấp ủy đảng cử người
về quê Thảo để xác minh lý lịch do đối tượng tự khai. Theo hướng dẫn thì việc
xác minh là hết sức tỉ mỉ, cụ thể và chi tiết. Nhiều trường hợp phải về điều
tra mấy lần rồi mới kết nạp được.
Vì
vậy, cấp ủy đảng không thể không biết hoàn cảnh nhà Thảo có 12 anh chị em. Thế
mà trong lý lịch Thảo ghi có 4 anh chị em, giấu đi tới 8 người mà tổ chức cũng
coi như không biết?
Và
điều này nghiêm trọng hơn, khi đã về điều tra lý lịch thì không thể không biết Trần
Thị Ngọc Ái Sa là ai, không thể không biết gia đình còn có một người con là
Trần Thị Ngọc Thảo. Vậy mà họ cũng không biết nốt?
Cuối
cùng thì lý lịch gian dối do Thảo khai vẫn được chấp nhận.
Vậy
những ai đã đồng lõa ém nhẹm hồ sơ thật của Thảo? Điều này được đổi bằng cái
gì? Những người có trách nhiệm trong việc kết nạp Thảo vào đảng không thể hồn
nhiên mà trả lời rằng chúng tôi bị lừa.
Theo
một bài báo thì “Trước đó, bà Thảo được cho là hành nghề uốn tóc, nhưng cơ quan
chức năng Đắk Lắk phủ nhận”. Khi Thảo vào làm việc ở tỉnh ủy Đắk Lắk thì cô đã
32 tuổi (theo lý lịch). Còn khi cô làm việc tại Công ty CP XNK 2-9 thì cô cũng
26 tuổi.Thế mà khi tiếp nhận Thảo, tỉnh ủy Đắk Lắk lại không cần xem xét lý lịch
xem từ khi trưởng thành (18 tuổi) cho tới năm 26 tuổi, Thảo đã làm gì? Đó cũng
là một điều khó hiểu. Hay là trong vụ này, việc Thảo xuất thân từ nghề cắt tóc,
gội đầu cũng là một yếu tố làm tăng sự giễu cợt, mai mỉa và bẽ bàng?
Nhiều
bài báo khi đưa tin về con đường hoan lộ của Thảo, đều tận dụng chi tiết cô từng
làm nhân viên tiệm tóc và rất xinh đẹp. Phải chăng mấy chữ “nhân viên tiệm tóc”
và “rất xinh đẹp” ngầm giải thích tại sao con đường tiến thân của Thảo nhanh
như diều gặp gió.
Dấu hiệu vi phạm hình sự
Còn
Trần Thị Ngọc Thảo cần xử lý như thế nào? Khai trừ đảng, cảnh cáo, đuổi việc?
Điều đó đã đành. Nhưng xét về luật, hành vi của Thảo còn có dấu hiệu vi phạm
hình sự.
Điều
341 Bộ
luật hình sự qui định về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội
sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác
của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện
hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện
tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng.”.
Như
vậy, hành vi của Thảo đã phạm vào điều luật này (dùng giấy tờ giả thực hiện
hành vi trái pháp luật)
Tỉnh ủy Đắk Lắk cần “rửa mặt” như thế nào?
Vụ
việc vỡ lở vì một đơn tố cáo nặc danh từ hồi tháng 6/2019. Kể ra, sau khi nhận
được đơn thì vụ này điều tra không khó mấy, chỉ cần vài ngày là xong. Thế mà tỉnh ủy Đắk Lắk im lặng tới 4 tháng trời,
cho đến khi cái ông facebooker có nick là Danh kia bêu lên mạng thì vụ việc mới
được thông tin. Phải chăng, 4 tháng kể từ khi nhận được đơn tố cáo là thời gian
tỉnh ủy Đắk Lắk tìm cách đối phó, tính toán dàn xếp vụ việc sao cho ổn nhất.
Đây
là vụ bê bối, nhơ nhuốc mới nhất xảy ra ở tỉnh ủy Đắk Lắk. Một người đẹp đã gian
dối để chui vào tỉnh ủy Đắk Lắk “hoạt động” một thời gian dài, leo lên đến chức
trưởng phòng. Tôi không tin chỉ có một mình Trần Thị Ngọc Thảo cố tình trong vụ
này còn phía tổ chức bị lừa. Về phía tỉnh ủy, không chỉ là sơ suất mà còn có sự
đồng lõa, che đậy, làm ngơ. Số này không phải là chỉ 1 người. Cách rửa mặt tốt
nhất cho tỉnh ủy Đắk Lắk là thẳng thắn nhận khuyết điểm, xử lý đúng theo mọi
qui định của đảng, qui chế của cơ quan và theo qui định của pháp luật, không
che đậy giấu giếm cho bất cứ một ai.
5/10/2019
Từ khi có nhà cầm quyền này, chúng đã dung túng cho nhau chuyện gái gú ngoài luồng, trong khi ra rả về đạo đức cách mạng, phê phán chế độ đa thê thời phong kiến. Ngay khi vào tước ấn tín của Bảo Đại, Trần Huy Liệu đã cưỡng ép gái mới lớn đưa về làm vợ lẽ, nhưng vẫn được trọng dụng vì biết nghe lời, a dua với việc dối trá, bây giờ tên còn đặt cho nhiều đường phố để vinh danh. Đấy là đơn cử một trường hợp, ngay trong giới chóp bu còn không kể xuể việc nhăng nhít, nói gì cấp tỉnh, huyện, xã ... Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, cán bộ văn phòng ... là nơi đầu trò cung cấp các "cháu" đi mớm bia cho các "cụ". Dân đen ai chả biết, nhưng mặc xẩm với cuội, giây với hủi làm gì, chờ được vạ má sưng. Còn "nhà lý luận" của đảng csvn, luôn rao giảng đạo đức, khoe khoang về trình độ lý luận, sự trong sáng ... phát động nhiều phong trào, học tập tấm gương, chống tham nhũng, ném chuột không để vỡ bình, giết một mèo cứu muôn chuột, kêu gọi đảng viên tự giác ... nhưng chưa bao giờ dám tranh luận công khai, trực tiếp với thiên hạ. Vì sao vậy? Vì biết chắc là thua. Do đó chỉ dùng cường quyền để cưỡng từ đoạt lý mà thôi.
Trả lờiXóaThời chống Mỹ thì hủ hóa với vợ bộ đội. Thời sau 1975 thì dùng mồi tiền, quyền, nhất là các cơ quan quan trọng, béo bở, nhiều màu sít riêu cua. Hồi những năm 1980, vụ "108 anh hùng bát giác đài" ở Sở lương thực Thanh Hóa. Tất cả các cô xin việc vào ngành lương thực, một ngành béo bở lúc bấy giờ, đều phải chấp nhận hiến thân xác cho lãnh đạo ngành lương thực. Không những thế, còn phải tiếp khách bên tỉnh ủy, ủy ban, các sở ban ngành. Bây giờ, ắt tiến lên "một tầm cao mới", trên mặt phổ biến ở diện rộng và sự trắng trợn bất chấp dư luận. Mới nảy sinh các trường hợp tiêu biểu như Lon, Lu, Dép, Mít, Áo Dài ....
XóaTrong bài “An ninh tạm giữ các phóng viên độc lập đưa tin hội thảo Biển Đông” đăng trên trang rfa.org/vietnamese, chúng tôi có ý kiến phản hồi đại khái như sau:
Trả lờiXóa-Nhà đương cục Hà Nội luôn thực hiện chính sách lá mặt lá trái. Việc Trung Quốc gây hấn trên biển Đông, nhà đương cục Hà Nội đã kêu gọi sự ủng hộ của các nước, nhất là các nước lớn, có tiếng nói trên trường quốc tế. Các phương tiện truyền thông của nhà nước luôn nói về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt-Mỹ. Trong khi đó VOV, VTV thường xuyên rêu rao VOA, RFI, BBC … là các đài phát thanh phản động, thường xuyên có giọng điệu xuyên tạc thù địch với Hà Nội. Xin lưu ý, các đài kể trên đều là đài Quốc Gia. Không thể dùng cách thông thường để truy cập vào trang nhà của VOA, RFI, BBC … trên internet. RFA đương nhiên là bị chặn, đến Sputnik còn bị chặn nữa là. Trong khi đó, việc truy cập vào các trang mạng Trung Quốc rất thông thoáng, ngay cả khi Trung Quốc có những tuyên bố đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam. Qua đó, có thể biết được đâu là bạn thực, đâu là bạn hờ. Tấn tuồng sắp hạ màn rồi, cứ chờ xem.
Cũng trên trang này, trong bài “Sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục nhưng vẫn muốn giữ đất đai, tài sản”, chúng tôi có phản hồi đại khái như sau:
-Qua các chứng cứ được đăng trên báo, ông toàn cần phải xử theo điều 141 Luật Hình, tội hiếp dâm nhưng bất thành, ngoài ý muốn của ông Toàn. Tài sản đứng tên ông Toàn cần xác minh thời điểm có được. Nếu ông Toàn có tài sản đó sau khi cạo đầu, phát nguyện theo cái gì đó … (vì ở đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam không nói là ông Toàn đã Thụ Giới gì, chỉ dùng từ Đại Đức, một từ tự đặt ra, không có trong Giới Luật của nhà Phật), thì phải truy tố về tội “lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đi tu theo nhà Phật là nhằm đạt được Trí Tuệ. Các vị trong hội Phật giáo lấy gì để chứng tỏ là có trí tuệ đây. Những lời phát biểu mơ mơ hồ hồ nhằm bao biện cho ông Toàn, điều đó thể hiện cái gì?
Đại khái chúng tôi có 2 phản hồi như thế (viết lại theo trí nhớ, chứ không lưu). Không biết như vậy có vi phạm nguyên tắc, quy định gì không, mà quản trị viên (hoặc người có trách nhiệm về việc này) của RFA tiếng Việt đã không đăng tải. Hay họ làm việc theo ý thích, thích thì đăng, không thích thì thôi. Hay có gì mờ ám phía sau? Là Free mà lại kiểm duyệt phản hồi, có lẽ nên bỏ chữ Free đi thì đúng nghĩa hơn. Qua trang blog thực sự free này, chúng tôi muốn hỏi ý kiến của các vị am hiểu, cho chúng tôi biết xem việc như thế nó biểu hiện cái gì?