Hà nội,
ngày 4 tháng 4 năm 2016
KIẾN NGHỊ
V/v: tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri
Kính gửi:
Hội đồng Bầu cử Quốc
gia;
Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
Ủy ban Bầu cử Thành phố
Hà Nội;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt nam thành phố Hà Nội;
Mặt trận Tổ quốc xã
Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Tường Thụy, Số
nhà 11, Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, HN.
Là
người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Tôi
làm kiến nghị này để trình bày và yêu cầu quý vị một số ý kiến xung quanh việc
tổ chức Hội nghị cử tri như sau:
Hiện
nay, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 đã bước vào giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhận
xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi làm việc đối với ứng cử viên. Một
số cuộc tiếp xúc cử tri của ứng viên độc lập đã diễn ra tại Hà Nội, TP. HCM,
Vĩnh Phúc, Đà Lạt, Đồng Nai...
Theo
thông tin nhận được, các buổi tiếp xúc cử tri này, trước, trong và sau khi diễn
ra, đều để lại dư luận rất không tốt. Đơn cử: Ngày 28/3, những người ủng hộ ứng
viên Hoàng Văn Dũng (TP.HCM) bị công an và dân phòng cản trở, không cho vào dự
hội nghị; tồi tệ hơn, họ còn bị một số kẻ xấu ném mắm tôm vào người. Ngày 1/4, ứng
viên Nguyễn Trang Nhung (TP. HCM) phản ánh: “Đó thực sự là một cuộc đấu tố”.
Cùng ngày 1/4, ứng viên Bùi Minh Quốc (Đà Lạt) bị đấu tố tới mức phải bỏ về giữa
chừng. Ngày 2/4, ứng viên Nguyễn Chí Trung (TP. HCM) cũng bỏ về khi bị đấu tố, v.v.
Các cuộc
tiếp xúc cử tri này đều có một số đặc điểm chung như sau:
-
Thành phần tham dự do Ban tổ chức mời từ trước, ứng viên không được biết danh
sách. Cá biệt có trường hợp chính ứng viên cũng không được mời (như ứng viên
Ngô Anh Tuấn, ứng viên Phan Vân Bách...).
- Có
những cử tri ở tổ dân phố khác cũng được huy động vào họp, trong khi nhiều cử
tri ở chính tổ dân phố của ứng viên thì không tham dự (như ứng viên Lê Khánh Luận).
- Biến
hội nghị tiếp xúc thành nơi họ chỉ trích, lên án ứng viên một cách thô bạo, vì
những lý do vặt vãnh và vô căn cứ (như không sinh hoạt tổ dân phố thường xuyên,
không thường xuyên thăm hàng xóm, nói xấu đảng và nhà nước trên mạng, trẻ quá
nên không đáng được tín nhiệm...) và nhất là những lý do không ăn nhập gì với
các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội đã được luật định.
- Ứng
viên không được tạo điều kiện để trao đổi lại với cử tri mà phải “chịu trận” đấu
tố.
- Ứng
viên bị ngăn cản, bị cấm phát tài liệu công bố tiểu sử và chương trình hành động
của mình cho cử tri, không được ghi hình.
- Có dấu
hiệu cho thấy cho sự can thiệp, định hướng để cử tri bỏ phiếu “không tín nhiệm.
- Việc
kiểm phiếu không được tiến hành công khai, minh bạch, và không có sự giám sát của
những cá nhân/ tổ chức độc lập (trường hợp luật sư Võ An Đôn).
- Bạn
bè, người thân, những cử tri công khai ủng hộ ứng viên... đều bị ngăn cản,
không được vào dự hội nghị tiếp xúc cử tri của người mình ủng hộ.
- Kết
quả bỏ phiếu đều là số phiếu tín nhiệm thấp một cách đáng ngờ đối với các ứng
viên độc lập.
Căn cứ
vào tình hình thực tế đó, tôi nhận thấy các hội nghị tiếp xúc cử tri dành cho ứng
viên độc lập đã và đang diễn ra một cách không công bằng, không minh bạch, thậm
chí, đi theo hướng biến thành nơi đấu tố và bôi nhọ cá nhân. Điều này vừa có dấu
hiệu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín công dân, vừa cản trở quyền ứng cử của
công dân, và đặc biệt, tạo dư luận rất xấu về tính chất dân chủ, công bằng, tự
do của cuộc bầu cử mà chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện.
Kính thưa các quý vị,
Nhằm đảm bảo chất lượng của các cuộc bầu cử,
tiến tới hoàn thiện cơ chế bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, tôi
làm văn bản này yêu cầu quý vị với tư cách các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức
cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI thực hiện và đảm bảo những điều sau đây:
1.
Tổ chức Hội nghị
cử tri tại tổ/xóm nơi ứng cử viên cư trú (Điều 45 Luật bầu cử).
2.
Giấy mời được gửi
đến ứng cử viên, cử tri sớm nhất có thế để mọi người bố trí thời gian.
3.
Chỉ mời và phải
mời hết cử tri ở tổ. Chỉ những cử tri này mới có quyền phát biểu và bỏ phiếu.
Không mời cử tri ở các tổ, xóm khác.
4.
Danh sách cử
tri tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri phải được thông báo đến ứng viên và cử
tri sớm nhất có thể để sắp xếp thời gian, chuẩn bị.
5.
Ứng viên phải
có cơ hội giới thiệu cá nhân, nêu chương trình hành động, và trình bày ý kiến của
mình.
6.
Hội nghị tiếp
xúc cử tri phải có luật sư hoặc trợ lý của ứng viên tham gia. Không được ngăn cản
việc ghi hình.
7.
Quá trình kiểm
phiếu phải diễn ra công khai, có sự giám sát của các bên liên quan.
8.
Bất cứ điều gì
cấm đoán đều phải dẫn căn cứ pháp luật.
9.
Tôi sẽ thông
báo rộng rãi lịch họp Hội nghị cử tri trường hợp của tôi cho toàn thể cộng đồng
mạng và mọi thành viên các đoàn ngoại giao nước ngoài mà tôi quen biết.
Nếu các yêu cầu trên đây của tôi không được
thực hiện, tôi có lý do để khẳng định rằng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
14 đang diễn ra một cách phi dân chủ, không công bằng, không minh bạch, vi phạm
trắng trợn quyền ứng cử của công dân. Tôi sẽ từ chối các cuộc tiếp xúc cử tri
được tổ chức trong khuôn khổ một cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội như thế và cũng
sẽ không công nhận kết quả của bất cứ cuộc tiếp xúc cử tri nào như vậy.
Mong rằng các yêu cầu của tôi sẽ được các quý
vị lưu tâm xem xét.
Trân trọng
Nguyễn Tường Thụy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét